* Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
* Tại sao cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
* Thủ tục cấp thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp
Thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp là những hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Hành vi bị coi là sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp

- Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;

- Chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; 

- In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo lên hàng hóa;

- Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

- Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; cung cấp; tàng trữ; trưng bày để bán tem, nhãn, bao bì, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

- Sản xuất bao gồm cả thiết kế, in ấn; nhập khẩu tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện các hành vi trên;

Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm mà người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền và có thể phải chịu hình phạt bổ sung.

Xem thêm Biện pháp dân sự có thể sử dụng trong tranh chấp về nhãn hiệu

Biện pháp khắc phục hậu quả

Quy định tại khoản 13 Điều 12 và khoản 8 Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, đó là:

- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

- Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa đối với hành vi vi phạm;

- Buộc tiêu hủy tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo đối với hành vi vi phạm;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

* Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu
* Quy định góp vốn bằng thương hiệu, góp vồn bằng quyền sở hữu trí tuệ
* Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ
* Tra cứu nhãn hiệu – Hạn chế rủi ro trong quá trình bảo hộ

Trên đây là bài viết của QGVN về những hành vi và biện pháp khắc phục đối với việc sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp. Nếu Quý khách vẫn còn thắc mắc xin hãy liên hệ với QGVN qua Hotline 0916 158 666 để gặp luật sư tư vấn