* Quy định về ghi nhãn hàng hóa xuất nhập khẩu
* Sự khác nhau giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường
* Áp dụng xử phạt hành chính đối với sở hữu công nghiệp
* Sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp

Liên quan đến nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu, ngày 14/4/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về vấn đề này. Nghị định có một số nội dung đáng chú ý sau:

► Vị trí nhãn hàng hóa

Tùy theo từng loại hàng hóa mà vị trí gắn nhãn hàng hóa cũng sẽ quy định khác nhau nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

(i) Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

(ii) Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Xem thêm Phân biệt các loại nhãn hiệu

► Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa, kích thước của nhãn hàng hóa

(i) Về màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.

(ii) Về kích thước do cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa nhưng phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Xem thêm Thủ tục đăng ký bảo hộ logo

► Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa, nhãn phụ

(1) Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

(2) Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

(3) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

• Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

• Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

• Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.

(4) Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:

♦ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

♦ Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;

♦ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

♦ Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

► Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa

(a) Tên hàng hóa;

(b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

(c) Xuất xứ hàng hóa;

(d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Xem thêm Hướng dẫn đăng ký tên miền

 Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

(1) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.

(2) Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.

(3) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.

(4) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

* Thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp
* Thủ tục mua sáng chế, sáng kiến
* Các sai sót thường gặp trong đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
* Thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ

Trên đây là bài tư vấn của QGVN về quy định cách ghi nhãn hàng hóa trên sản phẩm. QGVN hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các tổ chức, cá nhân khi sử dụng nhãn mác. Mọi vấn đề vướng mắc hãy liên hệ với QGVN qua Hotline 0916 158 666 hoặc 0948 689 869 để gặp Luật sư tư vấn.