Vậy nhượng quyền là gì? Có những hoạt động nhượng quyền nào? Làm thế nào để đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại? Hãy cùng Hãng Luật Quốc Gia Việt Nam (“QGVN”) tìm hiểu qua bài viết “Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam”.
 
► 05 lợi ích khi sử dụng dịch vụ QGVN
 
(1) Phí dịch vụ cạnh tranh nhất thị trường, không phát sinh thêm chi phí;
 
(2) Thời gian thực hiện nhanh, dịch vụ đúng như cam kết;
 
(3) Hỗ trợ khách hàng 24/7, kể cả thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ; 
 
(4) Được Luật sư có trên 15 năm kinh nghiệm tư vấn miễn phí;
 
(5) QGVN nhận hồ sơ và bàn giao kết quả tận nơi theo yêu cầu.
 
 
 Luật Thương mại năm 2005;
 
♦ Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31-03-2006   Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
 
♦ Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại;
 
♦ Nghị định 125/2014/NĐ-CP ngày 26-08-2019 về việc Sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ giám định thương mại tại Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2011 và nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006;
 
♦ Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại do Bộ Thương mại ban hành;
 
♦ Thông tư 04/2016/TT-BCT ngày 06-06-2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực.
 
 Nhượng quyền thương mại là gì?
 
Tại Điều 284 Luật Thương mại quy định: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
 
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
 
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
 
 Điều kiện thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại
 
(1) Điều kiện đối với Bên nhượng quyền
 
♦ Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
 
♦ Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
 
♦ Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
 
♦ Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật.
 
(2) Điều kiện đối với Bên nhận quyền
 
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
 
 Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại
 
♦ Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
 
♦ Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
 
 Trường hợp yêu cầu đăng ký nhượng quyền thương mại
 
(1) Thực hiện nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm nhượng quyền ban đầu và nhượng quyền thứ cấp.
 
(2) Các hoạt động nhượng quyền sau không phải thực hiện đăng ký nhượng quyền thương mại: (khoản 2, điều 3, nghị định 120/2011/NĐ-CP):
 
♦ Nhượng quyền trong nước;
 
♦ Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
 
*Lưu ý: Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
 
 Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại   
 
 Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
 
♦ Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
 
♦ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận khi nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam;
 
♦ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu;
 
♦ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
 
♦ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu;
 
♦ Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
 
* Lưu ý: Các báo cáo, tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động được cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 
 Quy trình thực hiện
 
Bước 1: QGVN tiếp nhận thông tin từ khách hàng
 
Khách hàng cung cấp các thông tin cho QGVN như: mẫu thương hiệu nhượng quyền, điều kiện bên nhận nhượng quyền, hình thức nhượng quyền,…
 
Bước 2: QGVN tiến hành tư vấn đánh giá
 
♦ Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, các điều kiện để được nhượng quyền thương mại, cũng như thủ tục để nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
 
♦ Tư vấn lựa chọn hệ thống nhượng quyền thương mại phù hợp với nhu cầu của khách. Đánh giá tiềm năng khai thác hệ thống nhượng quyền thương mại được lựa chọn.
 
♦ Tư vấn xây dựng chiến lược phát triển hệ thống nhượng quyền, và cách thức quản lý hữu hiệu hệ thống nhượng quyền thương mại.
 
Bước 3: QGVN hỗ trợ xây dựng kế hoạch cho phù hợp từng trường hợp nhượng quyền thương mại cụ thể phù hợp quy định hiện hành. 
 
Bước 4: QGVN soạn thảo Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo yêu cầu của khách hàng
 
♦ Tư vấn các vấn đề tài chính trong hợp đồng nhượng quyền thương mại;
 
♦ Tư vấn pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại;
 
♦ Khuyến nghị các rủi ro, đề xuất giải pháp, tham gia đàm phán ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại cho khách hàng;
 
♦ Soạn thảo, rà soát các điều khoản hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của khách.
 
Bước 5: QGVN đại diện khách hàng đàm phán các giao dịch, Hợp đồng liên quan đến nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
 
Bước 6: QGVN tư vấn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, cần thiết để đăng ký hợp pháp việc nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
 
Bước 7: QGVN hỗ trợ soạn thảo và nộp hồ sơ, theo dõi tiến trình xử lý tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
 
Bước 8: QGVN bàn giao kết quả hoạt động nhượng quyền thương mại cho khách hàng.
 
► Thời điểm thực hiện: Trước khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại.
 

► Thẩm quyền đăng ký: Bộ Công thương.

 
 Thời gian thực hiện: 05-10 ngày làm việc.
 
 Kết quả thực hiện: Văn bản chấp thuận về hoạt động nhượng quyền thương mại.
 
 
 Dịch vụ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam của QGVN
 
(1) Tư vấn các quy định của Luật doanh nghiệp liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
 
(2) Tư vấn, soạn thảo hồ sơ và đại diện tiến hành thủ tục hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam tại cơ quan nhà nước.
 
(3) Ngoài ra, QGVN cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan trước, trong và sau khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại như:
 
* Đối với Bên Nhượng quyền thương mại:
 
♦ Trước khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
 
• Tư vấn xây dựng cơ cấu tổ chức chuẩn hóa, tuân thủ quy định pháp luật để là cơ sở cho việc nhượng quyền;
 
• Tư vấn xây dựng Bộ quy trình, quy chế, quy định, sản phẩm,...
 
• Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo Hợp đồng nhượng quyền;
 
• Tư vấn tiềm năng, cơ hội, quản trị rủi ro trong quá trình nhượng quyền;
 
• Tham gia hỗ trợ đàm phàn các thương vụ nhượng quyền;
 
• Xử lý vi phạm tranh chấp trong nhượng quyền;
 
• Tư vấn pháp luật thay đổi về nhượng quyền, đồng hành đại diện tư vấn pháp lý toàn bộ hoạt động cho khách hàng;
 
• Tư vấn về quản trị nhân sự, hợp đồng lao động, giải quyết mọi vấn đề về sử dụng lao động;
 
• Tư vấn IPO, gọi vốn, đầu tư;
 
• Tư vấn thuế, kế toán, quản trị dòng tiền.
 
♦ Trong quá trình đăng ký nhượng quyền thương mại:
 
• Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại và đăng ký tại Sở Công Thương và Bộ Công Thương;
 
• Tiến hành thủ tục dịch vụ dịch thuật, công chứng, chứng thực các tài liệu cho việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam;
 
• Tiến hành thủ tục đăng ký bổ sung, đăng ký điều chỉnh thông tin nhượng quyền thượng mại khi hoạt động nhượng quyền đã được triển khai.
 
♦ Sau khi đăng ký nhượng quyền thương mại: Đại diện cho khách hàng đàm phán về hợp đồng và các giao dịch liên quan đến nhượng quyền thương mại.
 
Đối với Bên nhận Nhượng quyền thương mại
 
♦ Trước khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
 
• Tư vấn các khía cạnh pháp lý về hoạt động phân phối dưới hình thức nhượng quyền thương mại như: điều kiện, hình thức nhận nhượng quyền thương mại,…
 
• Tư vấn về thế mạnh về thị trường, tài chính và thương hiệu và tiềm năng của bên nhượng quyền thương mại; Chất lượng đào tạo ban đầu và trong quá trình triển khai mô hình nhượng quyền thương mại.
 
• Đánh giá quy trình kiểm tra, giám sát của bên nhượng quyền và các quy chuẩn bắt buộc phải tuân thủ, trách nhiệm về các hoạt động quảng cáo và phát triển thương hiệu của bên nhượng quyền;
 
• Đánh giá pháp lý và đưa ra khuyến nghị đối với hình thức, nội dung các điều khoản của Hợp đồng nhượng quyền thương mại nhằm đảm bảo tối đa sự linh hoạt và độc lập trong hoạt động kinh doanh, quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ của bên nhận nhượng quyền,… 
 
♦ Trong quá trình đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
 
• Cùng khách hàng làm việc, theo dõi, cập nhật tiến độ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền;
 
• Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (nếu có).
 
♦ Sau khi đăng ký nhượng quyền thương mại: Tư vấn khách hàng xây dựng, phát triển chiến lược nhượng quyền thương mại và khai thác công nghệ, quản lý của bên nhượng quyền nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh tại Việt Nam.
 
(2) Điều kiện đối với Bên nhận quyền
 
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
 
 Lý do luôn tin tưởng sử dụng dịch vụ hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam của QGVN
 
♦ Thứ nhất, QGVN là hãng Luật lớn của Việt Nam quy tụ các Luật sư giàu kinh nghiệm, được đào tạo chính quy từ các trường Luật danh tiếng trong và ngoài nước. QGVN đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chuyên sâu về doanh nghiệp và đã tư vấn thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký doanh nghiệp, M&A, pháp lý nội bộ, hoạt động nhượng quyền trong và ngoài nước cho hơn 8.000 doanh nghiệp trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
 
♦ Thứ hai, khi đến với QGVN, Quý khách hàng sẽ được phục vụ nhanh nhất; chi phí trọn gói và cạnh tranh nhất; được phục vụ tận nơi, tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển.
 
♦ Thứ ba, QGVN sẽ tư vấn miễn phí trong thời gian thực hiện thủ tục, cam kết chịu trách nhiệm và giải quyết những vấn đề pháp lý sau khi tạm ngừng.
 
♦ Thứ tư, với mạng lưới các Luật sư đại diện tại ba miền, QGVN sẽ nhanh chóng tư vấn, hỗ trợ tốt nhất cho mọi khách hàng.
 
 
QGVN luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn “Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Mọi khó khăn, vướng mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số điện thoại Hotline 0916 158 666 (24/7) để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.