* Thủ tục cấp giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ, tin học
* Thủ tục xin giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
* Thủ tục xin quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
* Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề y dược tư nhân

Quy định về hoạt động dạy nghề được quy định như sau:

Căn cứ pháp lý

- Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014;

- Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

- Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

- Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp.

Xem thêm Tỷ giá đồng tiền để tính bồi hoàn chi phí đào tạo

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

1. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp

- Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học.

- Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.

- Đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, thời gian hoạt động không quá 50 năm tính từ ngày quyết định cho phép thành lập. Trường hợp có thời gian hoạt động dài hơn 50 năm thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Đối với đào tạo trình độ trung cấp

- Các ngành, nghề đăng ký hoạt động dạy nghề có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

Trường hợp tên ngành, nghề đào tạo chưa có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, trường trung cấp phải trình bày luận cứ khoa học về ngành, nghề đào tạo mới; xây dựng bản mô tả ngành, nghề và phân tích công việc của ngành, nghề đó.

- Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo

- Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng ngành, nghề đăng ký hoạt động được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo

- Đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, thời gian hoạt động không quá 50 năm tính từ ngày quyết định cho phép thành lập. Trường hợp có thời gian hoạt động dài hơn 50 năm thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Xem thêm Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

* Đối với trung tâm dạy nghề công lập và tư thục: 

- Văn bản đăng ký hoạt động dạy nghề.

- Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động dạy nghề và kèm theo các giấy tờ chứng minh. 

* Đối với trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm: 

- Văn bản đăng ký hoạt động dạy nghề. 

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có). 

- Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động dạy nghề và kèm theo các giấy tờ chứng minh. 

* Đối với doanh nghiệp: 

- Văn bản đăng ký hoạt động dạy nghề. 

- Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có). 

- Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động dạy nghề và kèm theo các giấy tờ chứng minh. 

- Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.

Xem thêm Cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Trình tự thực hiện

Bước 1: Trung tâm dạy nghề gửi 1 hồ sơ gửi tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm hoạt động dạy nghề.

Bước 3: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời văn bản và nêu rõ lý do.

* Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài
* Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

* Tư vấn đăng ký sử dụng lao động nước ngoài
* Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội?

QGVN sẵn sàng cung cấp tới Quý khách hàng dịch vụ xin giấy chứng nhận đăng lý hoạt động dạy nghề. Vui lòng liên hệ với QGVN qua Hotline 0916 158 666 để được sử dụng dịch vụ trọn gói.