Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu là những dấu hiệu của một doanh nghiệp hoặc tập thể các doanh nghiệp. Nó dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với các doanh nghiệp khác. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ được quy định như thế nào? Sau đây, QGVN sẽ hướng dẫn Quý khách hàng trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu:
* Thủ tục cấp giấy phép chuyển giao công nghệ
* Thủ tục mua sáng chế, sáng kiến
* Thủ tục đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính
► Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Thành phần hồ sơ:
♦ Tờ khai đăng ký (02 bản)
♦ Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có:
• Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
• Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
• Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
• Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
♦ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ).
♦ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (ví dụ hợp đồng)..
♦ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)
♦ Bản sao chứng từ nộp lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
► Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
Thủ tục đăng ký thương hiệu sẽ thực hiện qua các bước sau:
Bước 1. Tra cứu khả năng được bảo hộ trước khi đăng ký thương hiệu
Pháp luật không bắt buộc phải tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn. Tuy nhiên, các quý khách hàng nên thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó.
Việc tra cứu trước để xem nhãn hiệu đó có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa.
Bước 2. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lên cục sở hữu trí tuệ.
Bước 3. Cục Sở hữu Trí tuệ xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền theo trình tự quy định.
Quy trình xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được thực theo trình tự như sau:
Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu:
Thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn theo. Thẩm định theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn. Từ đó kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ.
Thời gian thực hiện: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo SHCN. Thời hạn công bố là 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền:
Việc thẩm định nội dung sẽ được thực hiện trong 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Việc này để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận bảo hộ.
Cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
Sau khi thẩm định nội dung đơn, nếu đủ điều kiện bảo hộ, cục sở hữu trí tuệ sẽ ra văn bản cấp văn bằng bảo hộ. Từ khi có văn bản tới khi nhận được văn bằng khoảng 03 tháng.
Trong trường hợp không đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ. Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra văn bản từ chối cấp văn bằng.
► Dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền của QGVN
♦ Luật sư tư vấn và hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu được thực hiện ngay trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ.
♦ Soạn đơn đăng ký bảo hộ logo.
♦ Nhận ủy quyền nộp đơn, nộp phí nhà nước.
♦ Theo dõi quá trình xử lý đơn đăng ký thương hiệu, logo hiệu độc quyền tại cục SHTT.
♦ Nhận kết quả và bàn giao khách hàng.