* Thủ tục thành lập Công ty con cho doanh nghiệp
* Tư vấn pháp lý doanh nghiệp
* Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
* Trình tự thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Trên thực tế, hộ kinh doanh vẫn là một hình thức kinh doanh phổ biến và có đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế - thị trường. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được pháp luật quy định như sau:

► Cơ sở pháp lý

Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về Đăng ký doanh nghiệp;

Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;

Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

► Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh

(1) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

(2) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp các quy định sau:

Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

Loại hình “Hộ kinh doanh”;

Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

♦ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

(3) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

 Xem thêm Thủ tục kê khai, nộp thuế đối với hộ kinh doanh 

► Thành phần hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. 

(2) Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập 

(3) Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có)

Xem thêm Trình tự thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

► Cơ quan thực hiện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện

► Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Bước 1: Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

(ii) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

(iii) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Bước 3: Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

                                               

10 lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh năm 2019 của QGVN: 
 
(1) Phí dịch vụ cạnh tranh
 
(2) Không phát sinh thêm chi phí, yêu cầu
 
(3) Thời gian thực hiện nhanh 
 
(4) Không phải di chuyển
 
(5)
Được tư vấn tận nơi
 
(6) Được Luật sư có trên 15 năm kinh nghiệm về Luật Doanh nghiệp tư vấn miễn phí
 
(7) QGVN nhận hồ sơ và bàn giao kết quả tận nơi theo yêu cầu
 
(8) Được tư vấn pháp lý miễn phí trong thời gian 3 tháng kể từ khi thành lập
 
(9) Được tư vấn pháp lý thường xuyên ưu đãi sau thành lập
 
(10)
QGVN cam kết chịu trách nhiệm đối với dịch vụ tư vấn pháp lý

► Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh của QGVN bao gồm

(1) Tư vấn sơ bộ điều kiện và quy trình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh;

(2) Soạn hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh;

(3) Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;

(4) Theo dõi quá trình cấp Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;

(5) Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và giao tận tay cho Quý khách hàng.

* Trình tự, thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam
* Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh và trật tự cho kinh doanh dịch vụ bảo vệ
* Thủ tục làm Sổ đỏ và sang tên sổ đỏ
* Thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở

Trên đây là bài tư vấn của QGVN về Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0916 158 666 để gặp luật sư tư vấn.