Quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài
Việt Nam đang là một điểm đến an toàn, xinh đẹp cho ngày càng nhiều cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài. Người nước ngoài đến làm việc, nghỉ ngơi, du lịch rồi yêu thích con người, đất nước Việt Nam, rồi mong muốn được sở hữu một ngôi nhà đáng sống tại Việt Nam. Hầu hết mọi người có rất nhiều băn khoăn về Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài. Làm việc với nhiều khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài, Hãng luật Quốc gia Việt Nam (QGVN) thường nhận được rất nhiều yêu cầu tư vấn về vấn đề này. Hôm nay, QGVN sẽ ghi lại một số câu hỏi của khách hàng người Nauy trong buổi tư vấn sáng nay và những tư vấn vô cùng hữu ích của Luật sư QGVN nhé.
Q&A về Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài.
CÂU HỎI 1: Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam không?
Luât sư QGVN: Người nước ngoài không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Do đó, người nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thực tế hay gọi là “mua đất”) tại Việt Nam.
CÂU HỎI 2: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được là người sử dụng đất tại Việt Nam không?
Luât sư QGVN: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của có bao gồm Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
CÂU HỎI 3: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam không?
Luât sư QGVN: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
CÂU HỎI 4: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam theo những hình thức cụ thể nào?
Luât sư QGVN: Theo một trong các hình thức sau:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất
5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung
CÂU HỎI 5: Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định thế nào?
Luât sư QGVN: Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
CÂU HỎI 6: Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức nào?
Luât sư QGVN: Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
CÂU HỎI 7: Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?
Luât sư QGVN: Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
1. Đối với Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan.
2. Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài) thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
3. Đối với Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
CÂU HỎI 8: Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định thế nào?
Luât sư QGVN: Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
2. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Câu hỏi (2) và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Trên đây là một vài băn khoăn thường gặp về Quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá khó, chắc hẳn các bạn sẽ cần một chuyên gia tư vấn. Hãy liên hệ với Hãng luật Quốc gia Việt Nam để được tư vấn chuyên sâu tất cả các nhu cầu.
VP1: Tầng 12A, tòa The Nine, số 9 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
VP2: Lầu 9, Le Meridien, 3C Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
VP3: Tổ 7, khu 1, Phường Yên Thanh, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
Hotline: 0916158666